Sunday, March 21, 2010

Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất trồng chuối nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất là hết sức cần thiết.
* Điều kiện sinh thái của cây chuối:
- Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.
- Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.
- Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.
Image
Ảnh: www.quangngai.gov.vn
* Nên trồng chuối từ loại chồi nào:
Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh. Chồi này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao.
Ngoài chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để nhân giống, ở nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các nước châu Phi, châu Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ chuối. Theo họ, phương pháp này có lợi ở những mặt: dễ vận chuyển, con giống mọc ra từ củ tương đối đồng đều nên khi trồng dễ chăm sóc và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương đối cao vì khi ta bổ một củ ra đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.
* Yêu cầu về loại đất trồng chuối:
Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K. Kết quả phân tích hàm lượng các chất khoáng trong giống chuối tiêu lùn cho thấy:
Chất khoáng                                     Hàm lượng (kg/tấn quả tươi)
N                                                    1,0 - 2,0
P                                                    0,18 - 0,22
K                                                    4,3 - 4,9
Ca                                                   0,09 - 0,21
Mg                                                  0,11 - 0,32
Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 6-7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.
* Mật độ trồng chuối thích hợp:
Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn,…lại trồng thưa hơn. Ở các vườn chuối nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha (với chuối tiêu vừa và lùn), khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha) hoặc 3m x 2,5m (1.300 cây/ha). Tuy nhiên, so với các nước khác, mật độ trồng nước ta quá thưa nên năng suất thấp hơn nhiều. Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta đối với giống chuối tiêu lùn, có thể trồng 20.00-2.500 cây/ha. Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối.
* Mùa vụ trồng chuối phù hợp:
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Tuy nhiên, nếu để đạt đến năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, bà con cũng cần chú ý đến thời vụ. “Giêng trúc lục tiêu” tức là kinh nghiệm về mùa vụ trồng tre và chuối hợp lý, tức tháng giêng (ÂL) trồng tre, tháng sáu (ÂL) trồng chuối. Đối với các giống chuối gòn, chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 ÂL), nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn.
* Bón phân, tưới nước cho chuối:
Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối. N ảnh hưởng đến năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng tạo phẩm chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản lượng thu hoạch. Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P, K thích hợp bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu cơ. Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10 sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất chuối.
Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý tưới nước đủ cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá 13,5m2 cần 50-70kg nước để thoát nước trong một phút.
* Những kinh nghiệm khác:
Ngoài những kinh nghiệm về kỹ thuật, bà con nông dân cần chú ý thêm: chọn cây con đem trồng nên chọn cây cao từ 0,6-1m và đã có trên dưới 10 lá, trước khi trồng phải gọt sạch rễ và cắt bớt lá. Khi chuối ra hoa cần phải cắt hoa đực và hoa trung tính (tức cắt bắp chuối), có tác dụng làm quả to hơn. Vườn chuối phải trồng luân canh thì năng suất mới cao. Mùa mưa không nên đi lại, cày xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách phòng trừ hiệu quả.

Kỹ thuật trồng Mít

ImageMít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thích hợp để chi phí đầu tư thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay có nhiều giống mít tốt như: Mít nghệ cao sản, Mít ruột đỏ...
I. CHUẨN BỊ:
Ở Việt Nam có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng.
 Vùng Đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao vững vàng và phải vun mô cao 0,3m-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp.
 Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng đồi núi miền Trung đổ ra các tỉnh phía Bắc đều có thể quy hoạch trồng cây Mít nghệ cao sản kết hợp chăn nuôi, thủy sản và công nghệ chế biến.
 1. THỜI VỤ TRỒNG:
 Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
2. QUY HOẠCH:
- Đo đạt tổng thể, phân lô, xác định hướng trồng, phân tích các chỉ số lý hóa của đất ...
- Xây dựng cơ bản: văn phòng, nhà kho, nhà ở, hệ thống cấp thoát nước, đường đi nội bộ, chuồng trại và hồ ao ... Đây là công việc đòi hỏi phải được tính toán dự liệu trước vì sẽ ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn trong suốt quá trình đầu tư.
- Định vị hốc (hay mô) trồng bằng phương pháp thủ công hoặc máy.
- Tập kết nguyên vật liệu và vật tư, cây giống đủ và thuận lợi cho việc sửa soạn hốc (mô) và trồng sau đó.
3. MẬT ĐỘ TRỒNG:
- Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
 - Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.
 - Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
4. TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG:
Cây giống phải được chuẩn bị trước. Cây phải đảm bảo đúng giống và phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 35cm (kể từ vết ghép. Bộ rễ phát triển mạnh. Lá đang giai đoạn già. Vết ghép tiếp hợp tốt.
Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.
 5. LÀM ĐẤT:
- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.
- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
- Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục...
II. TRỒNG:
* Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .
* Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
* Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.
Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.
* Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.
* Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.
* Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác... đậy xung quanh bầu để giữ ẩm.
* Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
Quy hoạch hợp lý, trồng đúng kỹ thuật là yếu tố căn bản để việc đầu tư trồng cây Mít nghệ cao sản thành công.
III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC.
 Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường. Kỹ thuật chăm sóc Mít  chia ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau. Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến.

Image
Mít nghệ
1. ĐẬY GỐC GIỮ ẨM:
Khi trồng xong phải dùng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, để đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.
2. TƯỚI TIÊU NƯỚC:
Tháng đầu sau khi trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.
- Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.
3. LÀM CỎ:
 Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.
4. CẮT TỈA TẠO TÁN:
- Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, mọc không đúng hướng, cành ăn hại. Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.
- Cách tỉa: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng. Tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ.
5. BÓN PHÂN:
a. Phân hữu cơ: Gồm các loại phân chuồng, phân xanh, phân rác, bả dừa hay trấu mục ủ hoai... dùng bón cho cây giúp tơi xốp đất, là môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây.
Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.
Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.
Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)
Năm 1 Cuối mùa mưa 8kg 30cm 20cm x 20cm
Năm 2 Đầu mùa mưa 15kg 80cm 25cm x 20cm
Năm 3 Đầu mùa mưa 25kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 4 Thu hoạch xong 35kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 5 Thu hoạch xong 45kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
b. Phân hóa học:
Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây... Đất có độ phì nhiêu trung bình có thể bón theo tỷ lệ 2.2.1 trong thời gian xây dựng cơ bản. Tỷ lệ 2.3.3 + Lưu huỳnh (S), ở thời kỳ cho trái. Ở vùng đất phù sa nhiều mùn bả hữu cơ có độ pH thấp phải bón nhiều Lân và Vôi, đất cát xám, đất gò đồi ở miền Đông cần nhiều Kali và Đạm.
- Bón phân NPK 16.16.8 (Tỷ lệ 2.2.1) trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Đơn vị tính: Gram
Lần bón:  Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4
Năm 1:      40       60       80     100
Năm 2:     120     140     160     180
- Bón phân tỷ lệ 2.3.3 có thể sử dụng 100Kg NPK 20.20 15.13 S + 60 kg Super lân + 30Kg K2SO4 liều lượng. Đơn vị tính: Gram. Lần bón Trước khi ra hoa/ Đậu trái được 30 ngày/ Đậu trái sau 75 ngày/ Thu hoạch xong:
Năm 3:    250    150    150      300
Năm 4:    350    200    200      400  
Năm 5:    450    250     250     500  
* Lưu ý:
+ Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái.
+ Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.
+ Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, bằng các chế phẩm có bán trên trị trường để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.
- Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH GÂY HẠI:
A. Bệnh hại:
1. BỆNH THỐI NHỦN:
Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên.
- Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.
- Phòng bệnh:
+ Sử dụng phân oai mục.
+ Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.
+ Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl ...
- Trị bệnh:
+ Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.
2. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA:
Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.
Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.
B. Sâu rầy:
1. SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH:
Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.
2. RUỒI ĐỤC TRÁI:
Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec...
3. SÂU ĐỤC TRÁI:
 Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
 Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
 4. NGÀI ĐỤC TRÁI:
Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.
 5. RẦY, RỆP...
Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec...
 Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế.
So với các loại cây ăn trái khác Mít nghệ cao sản là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cho có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến và làm thức căn cung cấp cho ngành chăn nuôi, thủy sản, sau cùng là thu được khối lượng gỗ lớn và quý có giá trị kinh tế cao. Công nhân chăm sóc trực tiếp không bị tổn hại do nhiễm độc, người tiêu dùng không phải sợ bị ngộ độc do thuốc Bảo vệ thực vật tồn dư trong các sản phẩm.
Mít  là giống cây ăn trái duy nhất có thể đóng vai trò cây rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài.

Tuesday, March 16, 2010

Kỹ thuật trồng điều cho năng xuất cao

Phần I:Sơ lược



             
I.Tổng quan       
   Tên khoa học:Anacardium ocidentale        
   Cây điều thuộc họ xoài, thuộc lớp cây hai lá mầm, có nguồn gốc từ Brazil, cây điều có tên tiếng anh là: cashew, cashew nut, cashew apple, cashewkernel.         
Theo số liệu của hiệp hội cây điều Việt Nam, sản xuất hạt điều của thế giới niên vụ 2000-2001 thì Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất 425.000 tấn, Brazil là 200.000 tấn, trong đó Việt Nam đạt 140.000 tấn.       
   Hiện nay sản lượng hạt điều trên thế giới đạt >1 triệu tấn/năm. Nhân hạt điều chủ yếu dùng để sản xuất snach(60%), số còn lại phần lớn dùng để sản xuất bánh kẹo. Dầu vỏ hạt điều CNSL (cashew nut shell liquid), vỏ hạt điều dùng làm bố thắng, lớp phủ cho bộ phận ly hợp, xử lý hóa học để tạo ra các loại sơn, vecni, các loại nhựa, chất dẻo.       
   Ở Việt Nam, cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi đến 1975 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Cây điều chính thức là cây trồng trong danh mục được trồng lại trong các khu rừng bị phá hoại bởi bơm đạn. Cuối thập niên 90 diện tích ở Việt Nam là 250.000 ha. Đông Nam bộ năm 1997 là 149.000 ha, trong đó Đồng Nai là 35.000 ha, Bình Dương-Bình Phước là 82.000 ha, Tây Ninh là 10.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu là 20.000 ha.       
   Hiện nay thị trường hạt điều của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, và Hà Lan.
II. Đặc điểm thực vật của cây điều (đào lộn hột)         
   Cây điều thuộc loại cây gỗ thường xanh, cao 8 – 12 m, đất xấu cây cao không quá 6m, khi chínquả có màu đỏ hoặc vàng.
    + Thân: mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, đầy đủ ánh sáng cành sẽ phát triển đều đặn và tạo thành một tán hình ô.       
    + Rễ: rễ cọc vừa có hệ rễ ngang, rễ cọc có thể đâm sâu xuống đất xuống đất để hút nước ngay cả khi mùa khô kéo dài 5-6 tháng.       
   + Lá: lá thường tập trung ở đầu cành, lá đơn, nguyên, mọc so le, gân lá hình mạng, khi non lá màu xanh nhạt hoặc đỏ, già có màu xanh đậm.       
    + Hoa: Thường kết thúc mùa mưa bước sang mùa khô là lúc cây điều bắt đầu trổ hoa, cùng lúc ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính, có từ 200- 1600 hoa. Thời gian trổ hoa thường kéo dài khoảng 85 ngày qua 3 pha rõ rệt:
     - Pha đực thứ nhất kéo dài 2,4 ngày (19-100% là hoa đực)         
     - Pha hỗn hợp kéo dài 69,4 ngày (0 – 60% là hoa đực,0 – 20% là lưỡng tính).         
     - Pha đực thứ hai kéo dài 13 ngày (0-67% là hoa đực).         
   Nhìn chung trong một chùm hoa, hoa đực chiếm tới 96%, hoa lưỡng tính thay đổi từ 0,45- 24,9%.         
   Tỉ lệ hoa lưỡng tính và hoa đực là 1:6, hoa lưỡng tính đậu quả đến chín là 10,2%.         
   Mỗi loại hoa chỉ có một nhị lớn là có thể thụ phấn, còn tất cả còn lại là bất thụ (nhị giả).         
   Vòi nhụy có chiều dài khoảng 1cm thường cao hơn nhị lớn.         
Thụ phấn và đậu quả: hoa đực nở trước hoa lưỡng tính, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thời gian từ 9 – 11h xem như là cao điểm của nở hoa và thu phấn. Trời nóng nhất trong ngày, hoa nở nhanh và có cơ may tự thụ cao, mưa rào xem như thất bại. Noãn sẽ tạo thành nhân hạt, bầu nhụy tạo thành vỏ bao nhân, cuống, đế hoa tạo thành quả giả.
Thời gian phát triển trung bình đối với hạt và trái điều 
          
 Trái điều Thời gian Hạt điều
Lũy tiến (ngày)Khoảng (ngày)
- Sự thụ phấn00- Sự thụ phấn
- Hình thành và phát triển55- Thấy được bằng mắt thường
             //2015- Hồngà xanh lá cây (độ đặc mềm)
         //3515- Hạt phát triển hoàn toàn bên trong đế hoa
        //405- Phát triển cực đại (độ đặc mềm)
- các kích thước hầu hết giống hạt45
- Phát triển cực đại6020- Phát triển cực đại (độ đặc cứng)
- Chín hoàn toàn655
   Quá trình từ thụ phấn đến chín hoàn toàn của điều thường khoảng 65 ngày. Trong điều kiện tự nhiên mỗi chùm hoa có khoảng 7,97 -26,59% số hoa lưỡng tính tạo thành quả. Quả đã đậu thì số bị rụng non ở giai đoạn đầu chiếm rất lớn 34,05 – 84,5%.           
Hạt điều: vỏ có ba lớp
   -         lớp 1:nhẵn bóng xám
   -         lớp 2:dày nhất, xốp, chứatinh dầu, chống côn trùng
   -         lớp 3: cứng như đá         
  Nhân: lipid chiếm hơn 4o% trọng lượng và prôtêin khoảng 20%         
   + nhân:20-25%         
   + vỏ lụa:2-5%         
   + dầu vỏ 18-23%         
   + vỏ:45-50%         
   Một tấn hạt điều thường sản xuất được trung bình 220kg nhân hạt điều và từ 80-200kg dầu vỏ tùy dung môi để ly trích.
III. Yêu cầu sinh thái           
   Cây điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600m so với mặt biển. Nhìn chung độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng chậm, năng suất càng giảm.         
  Lượng mưa: 800-1500 mm/năm, trãi đều trong 6-7 tháng và một mùa khô kéo dài từ 5-6 tháng trùng vào mùa cây đều ra hoa kết quả. Cây điều rất thích hợp với kiểu khí hậu hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mưa nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đếncây điều. Mưa nhiều làm cây chậm sinh trưởng và sản phẩm kém chất lượng, bị ký sinh trùng tấn công nhiều. Mưa ít làm cho cây ra trái bất thường.         
   Lượng mưa các tháng 10, 11 và 12 ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch sớm, trung bình hay thu hoạch muộn. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng 220 mm sẽ cho năng suất cao, ngược lại nếu lượng mưa trung bình tháng 11 nhiều hơn sẽ cho kếtquả ngược lại ở những cây ra hoa sớm vào tháng 11.         
   Cây đòi hỏi mùa khô kéo dài ít nhất 4-5 tháng.         
  Nhiệt độ: Cây điều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 24-280C, nhiệt độ tối đa trung bình cây còn khả năng chống chịu là 380C.         
   Trong giai đoạn sản xuất của cây nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa. Thời kỳ quả phát triển, nhiệt độ lớn hơn 400C sẽ gây rụng hoa, quả. Cây điều non thường rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cây trưởng thành thì có thể chịu được nhiệt độ ở 00C.   
  Ánh sáng: Điều là cây ưa sáng, thường sản xuất trong mùa khô, khoảng  2000 giờ nắng/ năm.         
  Ẩm độ tương đối: Cây thích hợp với ẩm độ tương đối của không khí 665-80%, trong mùa ra hoa của cây độ ẩm nàythấp sẽ thuận lợi cho cây.         
  Gió: Các nước trồng điều nhiều, khu vưc trồng điều chủ yếu của họ nằm gần biển, phơi ra gió.         
   Cây điều phần lớn thụ phấn chéo và được phát tán nhờ gió, tốc độ gió thích hợp 2-25 km/h. Gió mạnh sẽ làm rụng hoa, tăng bốc thoát hơi nước làm mất cân bằng sinh lý. Gió mặn (có chứa muối) dẫn đến các mầm và lá non bị cháy nắng.
   -         Khô trong suốt thời kỳ ra hoa thì sự kết quả rất tốt
   -         Nhiều mây trong suốt đợt ra hoa làm cho hoa bị khô héo do nhiễm bọ xít chè.
   -         Mưa nặng hạt trong lúc ra hoa gây hại cho sản xuất
   -         Nhiệt độ cao ở giai đoạn quả non (hòn bi) sẽ gây rụng quả.
   -         Điều phát triển tốt hơn khi thời gian khô hạn ngắn hơn.         
  Đất: Cây điều có thể phát triển được trên các loại đất cát rời, đất bồi, đất có chứa sắt, đất feralit.         
   Cây chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt pH từ 4,5 – 6,5. Cây điều thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân về lý tính hơn là hóa tính.         
   Ở Việt Nam rất nhiều vùng đất có thể thích hợp cho việc phát triển của cây điều như:         
   - Đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuận.
   - Đất cát trắng bờ biển duyên hải Nam Trung bộ.
   - Đất xám phù sa cổ (Đông Nam bộ chiếm diện tích lớn nhất)
   - Đất badan thoái hóa (Các tỉnh ở Tây Nguyên).
   Tất cả những loại đất này phần lớn là đất trống, đồi núi trọc cần phải được phủ xanh nên rất thuận lợi cho các kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều.

Phần II: Kỹ thuật chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh trên cây điều

 I: Kỹ thuật chăm sóc vườn điều sau thu hoạch         
   Để vườn điều đạt năng suất cao, phẩm chất tốt bà con cần làm hai đợt và theo những bước sau:         
     Đợt 1: khoảng đầu mùa mưa, khoảng vào giữa tháng 4-5 âm lịch.         
     Đợt 2:vào khoảng tháng 8 âm lịch
  1. Dọn vệ sinh vườn
   Cắt bỏ những cành khô, cành sâu bệnh, cành mọc lòn trong tán không có khả năng mang trái, tọa vườn cây thật thông thoáng.           
  Chú ý:Không cát cành vào mùa mưa để tránh nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt tỉa.
  2. Bón phân tưới nước giúp cây phục hồi
     Bón 2-3 kg Phân hữu cơ sinh học Thiên Minh Tổng Hợp/cây + với 2-4 kg NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15/cây               
      Cách bón: Đào hốc hoặc xẽ rãnh theo đuờng kính tán cây để bón rồi lấp đất lại. Nếu không có mưa cần tưới để cho phân tan cây dễ hấp thu.
  Chú ý: Sau khi bón phân khoảng 20 ngày (đợt 2) cây sẽ đâm đọt lá mới. Đây là giai đoạn mà cây bị nhiều sâu bệnh hại tấn công đọt lá non, đặc biệt là vào giai đoạn cuói mùa mưa.
  Sâu hại : Bọ xí muỗi (muỗi chè), bọ trĩ, sâu đục noãn,… dùng các loại thuốc Supracide, Sago Super, Confidor,…
  Bệnh hại: Thán thư, phấn trắng,.. sử dụng các loại thuốc Antracol 70WP, Bavistin, Anvil 5SC,…     Ngoài ra cần kết hợp với phân bón lá Rong biển Trân Vàng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng vi lượng cho cây.
II. Kỹ thuật xử lý rụng lá điều
   Để cây ra nhiều hoa và đậu trái đồng lọt chúng ta cần xử lý rụng lá điều. Khi lá bắt đầu rụng sinh lý khoảng được 5-10%số lá, bà con nên phun TM- SIÊU RỤNG LÁ ĐIỀU để giúp lá rụng đồng loạt. Với liều dùng 45g/ 10 lít nước(1kg pha cho 1 phuy 220 lít nước), phun ướt đều tán lá.    
   Lợi ích sau khi xử láy rụng lá:
     - Lá nhanh rụng và rụng đồng loạt         
    - Đọt non sẽ vươn ra mạnh, hoa ra sớm và nở đồng loạt.         
    - Hạn chế sâu bệnh ký sinh trên lá.         
    - Tiết kiệm chi phí đầu tư 
  Chú ý: Sau khi lá rụng nên gom lại thành đống nhỏ, cách nhau 5-6 m rồi đốt un khói (không có ngọn lửa) vào buổi sáng để xua đuổi bọ xít muỗivà côn trùng phá hai đọt non.
III. Kích thích ra hoa           
    Để cây ra hoa mạnh, nhiều hoa, bà con nên tiến hành phun thuốc kích thích vào những giai đoạn sau:         
     Lần 1: Khi đọt non có từ 5-7 lá
     Lần2: Khi tược hoa vừa nhú
  Cả hai lần phun theo công thức sau:         
     Phun TM-FITONIK + THUỐC SÂU VÀ BỆNH           
  Lần 3: khi tược hoa dài khoảng 7-10 cm         
     Phun TM- SIÊU VỌT HOA ĐIỀU + THUỐC SÂU VÀ BỆNH để phòng ngừa sâu bệnh tấn công.                
   Công dụng TM-SIÊU VỌT HOA ĐIỀU giúp cây:         
     - Phân hóa mầm hoa mạnh         
     - Tăng số hoa lưỡng tính tối đa         
     - Tược bông mập khỏe, vươn dài         
     - Tăng sức sống và khả năng thụ phấn cảu hạt phấn         
     - Tăng đậu trái         
   Phòng ngừa bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục nõn,…bà con có thể dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau:Trebon 10EC, Sagon-super 20EC, confidor, Cymerin 25 EC,…         
   Phòng ngừa bệnh thán thư, phấn trắng,… bà con có thể dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau: Bavistin, Ridomil M72WP, Anvil 5SC, Altracol 70WP,… 
IV.Hạn chế khô đen bông, chống rụng bông           
   Vào những ngày thời tiết thay đổi bất thường (ngày nắng nóng, đêm quá lạnh, mưa nắng bất thường) cây rất dễ dị hiện tượng khô đen bông và rụng bông.          Nếu những vụ điều trước chăm sóc tốt, có phun thuốc trừ sâu bệnh mà điều vẫn bị khô bông, rụng bông thì cần bổ sung ngay các chất vi lượng cần thiết. chỉ cần phun một lần vào lúc hoa sắp nở.
   -    Phun TM- DƯỠNG HOA ĐIỀU +Altracol 70WP, với dưỡng chất rong biển giúp điều mát hơn, cắt đứt cái nắng gay gắt và đêm lạnh giá, giúp cây luôn ổn định ẩm độ, hạn chế tác hại sương muối, phòng trừ nấm bệnh.
   -    Phun kết hợp với TM- SIÊU CANXI & TM-SIÊU BO  sẽ giúp khắc phục hiện tượng khô đen hoa, trái non do thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra nhờ có Bo sẽ giúp chống hiện tượng rụngbông rất tốt.
V. Kỹ thuật xử lý đậu trái         
   Hằng năm, mặc dù cây ra hoa rất nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện tự nhiên cây điều thường rất khó đậu trái, để cây đậu được nhiều trái bà con có thể xử lý như sau:
   Lần 1: khi chồi hoa vừa nhú 7-10 cm phun TM-SIÊU BO kết hợp với Antracol 70WP hoặc Anvil 5SC.           
   Lần 2: Khi cành hoa đã vươn dài hết cỡ, hoa nở lác đát         
   Lần 3: Khi kết thúc trổ bông mà sợi râu(vòi nhụy) còn tươi         
  Cả hai lần đều phun: TM- SIÊU BO + TM- SIÊU ĐẬU TRÁI ĐIỀU kết hợp với Antracol 70WP            
   Kết hợp tốt các lần trên sẽ giúp:
   -          Tăng chất lượng hạt phấn
   -          Tăng khả năng thụ phấn
   -          Giúp điều đậu nhiều trái hơn
   -          Phòng trừ được các bệnh thán thư, bệnh phấn trắng trên bông điều.
VI. Nuôi dưỡng trái và chống rụng trái non           
   Sau khi xử lý các công đoạn trên chắc chắn vườn điều sẽ có rất nhiều trái, nhưng để đạt năng suất cao thì hạt điều phải chắc và nặng ký.         
   Bà con cần phun thuốc nuôi dưỡng trái điều vào hai giai đoạn như sau:           
   Lần 1: Khi trái non bắt đầu hình thành (khi tượng trái) tiến hành phun TM-SIÊU BO+AGRO-CAS kết hợp với Antracol 70WP hoặc Anvil 5 SC .
   Lần2: Khi trái bằng đầu đũa đến trước lúc thu hoạch 15 ngày (cứ định kỳ 7-10 ngày phun lại một lần là tốt nhất).Từ lần này trở về sau chỉ cần phun TM-SIÊU LỚN HẠT ĐIỀU & TM-CANXI.
  Sử dụng sản phẩm này sẽ giúp:
   - Tăng lượng tinh bột và chất béo cho hạt         
   - Chắc hạt, nặng, tăng năng suất         
   - Chống méo, nhăn nhúm hạt điều         
   - Tăng chất lượng hạt điều         
  Chú ý: Sản phẩm AGRO-CAS được sử dụngcho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây điều. 
                       Phần III: Một số sâu bệnh hại điều 
I. Bọ xít muỗi (Helopeltis antonii)           
   Nhận diện: Thân màu nâu đỏ dài khoảng 6-10 mm, rộng 1,5-2mm, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng, khi bay trông giống con muỗi nhà.
   Vị trí gây hại: chích hút nhựa trên chồi non, hoa và trái non. Nơi bị chích ứ nhựa ra có màu trắng trong, là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh tấn công, vết chích biến thnhf màu nâu đen, sau đó các bộ phận này héo và khô, đôi khi khô cả chùm hoa, trái rụng nhiều, triệu chứng này rất giống bệnh thán thư.
  Bọ xít muỗi gây hại nặng từ cuối mùa mưa đến sau thu hoạch (trùng vào giai đoạn đâm chồi, ra hoa của cây điều). Bọ xít thường xuất hiện và gây hại vào lúc sáng sớm (6-8 giờ) và chiều mát 16-19 giờ.
   Phòng trị:
   -          Cắt tỉa tạo sự thông thoáng cho vườn.
  -          Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
  -          Nếu thấy bọ xít muỗi xuất hiện bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Dragon, Fastac 5 EC, Mappermethrin, Sec Saigon, Supracide, Trebon 10EC,…
   -          Thông thường chúng ta thường phun vào 4 đợt.
     ·         Đợt 1: Điều vửa chồi non.
     ·         Đợt 2: Điều vừa nhú hoa.
     ·         Đợt 3:Điều vừa tượng trái.
     ·         Đợt 4: Khi trái non bằng đầu đũa ăn.         
  Chú ý: Thuốc phun ở đợt 2 và 3 bà con nên cẩn thận vì nếu phun các loại thuốc nhũ dầu với liều lượng quá caon có thể gây hại cho hoa và trái non. Đồng thời những loạithuốc này cũng có thể gây hại cho các côn trùng có ích cần thiết cho việc thụ phấn và cả các loài thiên địch.
II. Bọ trĩ
  1. Nhận diện:           
   Rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu vàng nâu, cánh có lông tơ(con non có màu vàng nhạt).          
   Con cái đẻ 30-50 trứng ở mặt dưới lá dọc theo các gân chính của lá non, trứng nở sau 4-5 ngày.
   Vòng đời ngắn khoảng 13-20 ngày nên nên mật số tăng rất nhanh vào đầu mùa khô.         
   Bọ trĩ cạp và hút nhựa cảu các bộ phận non, chúng hút nhựa hoa làm hoa khô và rụng, hiện tượng này cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh thán thư,…
  2. Phòng trị         
    Cắt tỉa càng tạo vườn thông thoáng
    Phun một trong các thuốc sau để phòng trị: Regent 800WG, Sago-super20EC, Actara, Confidor 700WG,…         
  Thời điểm phun:           
    Cuối mùa mưa, lúc điều bắt đầu ra đọt non (phun 1-2 lần)         
   Chuẩn bị ra hoa và vừa nhú hoa (phun hai lần)         
   Lúc hoa vừa đậu trái và trái lớn bằng đầu đũa ăn (phun 2 lần)         
  Chú ý: Tránh phun vào lúc hoa nở rộ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa. Phun thật nhuyễn, giọt thuốc ơhải trãi điều ở hai mặt lá.
III. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes)
  1. Nhận diện:          
     Sâu trưởng thành là loài xén tóc màu nâu, chúng đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây (phần gốc cây). Sâu non đục vỏ cây, ăn mô vỏ, chúng lớn dần lên và ăn luôn cả vào phần gỗ làm cây chãy nhựa, lá héo, vàng và chết.         
  Sâu có vòng đời dài từ 8-10 tháng, phá hại quanh năm.
  2. Biện pháp phòng trị         
    Vệ sinh vườn sạch sẽ , thông thoáng         
    Dùng biện pháp thủ công như dao, đục vào bắt nhộng và sâu non.         
    Pha Regent 0.3G với bùn loãng theo tỷ lệ 1:1 quét lên phần gốc cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô.         
    Rãi Basudin 10H, Marshal 5G khoảng 50 g/gốc vào thời gian tháng 10-12 dương lịch.
IV. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides)
  1. Triệu chứng gây hại:           
    Nấm thường gây hại hầu hết các bộ phận non của cây         
   Vết bệnh có màu nâu đỏ, ở giữa có hình hạt đậu và phát triển như hình thoi, khi nhiều là cho vết bênh trên cây bị khô đen, hoa và quả non bị bệnh thì dễ bị rụng sớm hoặc không phát  triển đầy đủ.           
    Thường xuất hiện trong điều kiện âme độ cao và mưa nhiều hay lúc điều đang trổ hoa gặp sương mù dày đặc kèm theo nhiệt độ thấp (24-32oC),…  
  2. Biện pháp phòng trị           
    Thường xuyên thăm vườn và cắt bỏ những cành nhánh bị bệnh, gom lại và đem đốt.         
    Vệ sinh vườn thật thông thoáng để hạn chế sâu bệnh         
    Phun phòng trừ bọ xít muỗi trên vườn         
    Phun một trong các loại thuốc sau: Anvil, Antracol 70WP, Bavistin 50EC, Ridomil MZ 72 WP, Derosal 60WP… để phòng trrị bệnh.         
    Bệnh những đối tượng phổ biến trên bà con cũng cần lưu ý: bệnh phấn trắng, nấm hồng, sâu đục nõn, sâu đục trái,…         
  Chú ý: Trong giai đoạn hoa đang nở nếu bệnh xuất hiện thì bà con phun thuốc Ảntacol 70 WP để ít ảnh hưởng đến hoa.
      Trong lúc phun thuốc phòng sâu bệnh bà con nên kết hợp với phân bón lá rong biển (nhãn hiệu trâu vàng) để tiết kiệm công và để đạt được năng suất cao.

Monday, March 15, 2010

Kỹ thuật trồng cây đu đủ

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên...

Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.

1. Khí hậu:

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.

Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-350C) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.

2. Đất đai:

Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước . Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương với độ sâu 50-60 Cm cách mặt líp.

3. Thời vụ:

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:

- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)

- Vùng đất kém chủ động nước ( vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng ,cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

4. Giống:

Trong tỉnh An Giang, đu đủ được trồng nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là giống Hong Kong da bông và Đài Loan tím.

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.

- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang trồng trong tỉnh An Giang như:

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g

5. Chọn và xử lý hạt:

- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước.

- Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.

6. Ươm cây con:

- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.

- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Chuẩn bị đất : Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr vôi, đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm

- Khoảng cách trồng:

Cây cách cây: 1,8 - 2cm

Hàng cách hàng: 2 - 3cm

- Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:

Phân chuồng: 3 - 5kg

Phân Urea: 200 - 300gr

Super lân: 500 - 600gr

KCL: 200 - 300gr

Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.

Cách bón phân:

- Bón lót: Từ 3 -5kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và 200gr vôi.

- Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20gr phân Urea và 30gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây. 1 tuần tưới 1 lần.

- Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 30 - 40gr Urea, 50gr Super lân và 2 - 3gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.

- Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea , 50gr Super lân và 40gr KCL. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.

Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.

Chăm sóc

Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

8. Phòng trừ bệnh:

- Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng.

- Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc.

Monday, March 8, 2010

Kỹ thuật trồng Mãng cầu xiêm

I. Giới thiệu:

Cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúi nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố rất thích hợp cho người Phương Tây nhưng không thích hợp với khẩu vị người Á Ðông. Hiện nay ở Việt Nam đã đóng hộp được nước quả mãng cầu xiêm.
Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai.


ừ châu Mỹ Latinh, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương.

II. Ðặc điểm sinh thái:

Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt.

III. Giống và đặc điểm thực vật:

Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m, tán lá xanh quanh năm, hoa ở thân hay các nhánh già, hoa lớn. Hiện nay ở Nam bộ có hai thứ mãng cầu: Mãng cầu xiêm ngọt và chua. Thứ ngọt lá và quả thường nhỏ hơn thứ chua, giá cao hơn. Nhưng thứ chua có năng suất cao, dễ bán và làm mứt hay kẹo dễ hơn.

IV Kỹ thuật trồng:

1. Nhân giống:
Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

2. Khoảng cách trồng:
Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5 m.

3. Phân bón:

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).

4. Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm:

Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên hấp dẫn ít côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thường côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía,hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

5. Sâu bệnh hại chính:

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như BI 58, Applaud Mipcin v.v.
Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoạ褐đen.
Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN v.v.