Tuesday, December 28, 2010

Gột dê

Có dịp về xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội nghe chuyện nhiều người làm nghề nuôi vỗ béo dê thịt để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cho thu nhập khá tôi quyết định tìm hiểu cái công việc mà bà con ở đây quen gọi là nghề gột dê.
Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Lưu Văn Hiền ở xóm Đìa, khi ông đang cưỡi “con rim” Thái mới mua đuổi đàn dê gần 20 con lên chăn trên đồi cây sau làng. Ông Hiền kể: Nói là mới nhưng nghề này đã xuất hiện ở làng ngót nghét ba chục năm kể từ năm 1983. Bình Minh là xã thuần nông, vùng bán sơn địa, vừa có ruộng, vừa có đồi rừng thuận tiện cho việc chăn thả gia súc, đặc biệt là nuôi vỗ béo dê theo kiểu bán chăn thả kết hợp nuôi nhốt vừa để tận dụng sức lao động của các cháu, vừa có nguồn thức ăn xanh từ cỏ cây, phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, tiết kiệm chi phí rất có hiệu quả.
Theo ông Hiền, nuôi gột dê không khó, chỉ cần biết cách và chịu khó là được. Mua dê gầy, yếu ở các tỉnh miền núi giá rẻ về tẩy giun, sán, tập trung chăm sóc, vỗ béo trong vòng từ 1 đến 4 tháng tùy độ tuổi và sức khỏe của đàn dê để rồi bán dê thịt với giá cao, đầu tư thấp mà thu nhập lại rất cao. Mỗi năm ông nuôi từ 3-4 lứa, lứa ít nhất vài chục con, lứa nhiều nhất lên tới 85 con như lứa vừa xuất bán tháng trước; năm ít thu lãi vài chục triệu, năm nhiều tới bốn, năm chục triệu đồng.
(Thông tin chi tiết xin xem trên Báo NNVN số 259 ra ngày 29/12/2010)

Monday, December 20, 2010

Giàu nhờ… dê!

Ngồi dưới tán cây tràm già, chỉ tay về phía đàn dê béo nục đang nhởn nhơ gặm cỏ, giọng anh Chín Nông Sơn đầy phấn khởi: “3 năm trở lại đây, nhờ nó mà cuộc sống của vợ chồng tui mới khấm khá lên được. Nếu cứ bám riết với mấy sào lúa không chủ động nước tưới ấy thì chắc nghèo cũng sẽ hoàn nghèo”.
Nhà nằm sát triền núi với một thảm thực vật phong phú, lại có trong tay cuốn cẩm nang hướng dẫn cặn kẽ kỹ thuật chăn nuôi dê, cuối tháng 3 năm 2007 anh Chín ôm 30 triệu đồng dành dụm bấy lâu vào Ninh Thuận mua 15 con dê giống (13 cái và 2 đực) về thả trên khu rừng keo lai rộng lớn của mình.
Thời tiết không khắc nghiệt, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào, cần mẫn chăm sóc, đàn dê của anh Chín Nông Sơn phát triển rất tốt. Cuối năm đó, 13 con dê cái đồng loạt có chửa. Và 5 tháng sau, vợ chồng người nông dân 43 tuổi này đón 26 con dê con ra đời. Anh Chín nhớ lại: “Nuôi bầy dê con đầu tiên ấy được chừng 17 tháng thì có một chủ quán nhậu nổi tiếng ở Tam Kỳ lên gạ mua trọn gói với tổng số tiền 35 triệu đồng nên tôi đồng ý bán để lấy tiền mở rộng quy mô trang trại”.
Theo anh Chín Nông Sơn, dê là loài vật nuôi rất… thèm đẻ. Chỉ sau 10 ngày sinh con là nó lại động dục, vì vậy mỗi năm 1 con dê mẹ đẻ được hai lứa, mỗi lứa khoảng 2-3 con dê con. Anh Chín Nông Sơn nhẩm tính: “Cứ bán lứa này lại nuôi giâm lứa khác, từ giữa năm 2008 đến nay vợ chồng tui đã xuất chuồng hơn 100 con dê thương phẩm rồi. Nói chú mừng, tới chừ thu hồi vốn xong, vợ chồng tui lãi ròng gần 170 triệu đồng đấy”.
Theo anh Chín, bình quân một con dê thịt trưởng thành cho trọng lượng khoảng 40 ký hơi, với giá bán ngay tại chuồng 1 ký hơi là 50-52 nghìn đồng thì tổng giá trị thu về không dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, dê chủ yếu ăn cỏ và các loại lá cây có vị thuốc ở trên rừng nên chi phí đầu tư cho nó gần như không tốn, chỉ mất công theo giữ và chăm sóc mà thôi.
Nhìn bầy dê tơ no tròn bụng đang đùa giỡn nơi góc núi, anh Chín Nông Sơn cười sảng khoái: “Giá dê thương phẩm đang nhích lên từng ngày. Từ nay đến giữa tháng chạp chắc chắn mỗi ký hơi sẽ ở mức 60 nghìn đồng. Cận tết Tân Mão này, chỉ cần bán 30 con thôi là vợ chồng tui đã ẵm về hơn 70 triệu đồng. Chừ nhà cửa đã đàng hoàng, tiện nghi cũng sắm hết rồi, chỉ lo tích cóp để nuôi mấy đứa con ăn học cho thành tài, chú ạ”.
Dịch bệnh trên đàn heo cứ xảy ra liên miên khiến cô Tám Trà My đâm chán. Đầu năm 2008, bán rừng keo lai được 40 triệu đồng cô Tám liền bắt xe vào Khánh Hòa mua 20 con dê Bách Thảo (90% là cái) về thả nuôi. Khác với anh Chín Nông Sơn, cô Tám Trà My không nuôi thịt mà mục đích chính là tạo nguồn con giống chất lượng cao để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ngoài nguồn cỏ tự nhiên, cô Tám Trà My còn trồng hơn 2 sào bắp lai để làm thức ăn cho dê. Nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, chỉ sau 8 tháng về với đất Quảng Nam, bầy dê cái 18 con của cô Tám rủ nhau mang thai. Giữa tháng 2/2009, tất cả đồng loạt đẻ, cô Tám đón tổng cộng 40 chú dê con chào đời. Khí hậu thích hợp, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại dịch bệnh nguy hiểm không gây hại, cuối hè vừa rồi, khi trọng lượng mỗi con dê giống ấy đạt hơn 30 kg thì cô Tám Trà My đồng loạt xuất chuồng.
Cô Tám không giấu được niềm vui: “Nhà báo biết không, với giá bán bình quân mỗi ký dê hơi giống là 70 nghìn đồng thì tổng giá trị thu về từ bầy dê 40 con đó đã xấp xỉ 90 triệu đồng rồi. Có tiền, vợ chồng tui trích ra hai phần ba sửa lại căn nhà để kịp đón tết, số còn lại sẽ dành dụm cho lúc trái gió trở trời”. Cách đây mấy hôm, đàn dê cái của cô Tám Trà My lại tiếp tục đẻ, con nào con nấy cũng mập mạp và rất mướt lông, hy vọng rồi đây vợ chồng người phụ nữ một thời cơ cực này sẽ hốt thêm bộn tiền…
Ngồi trò chuyện với tôi, chú Hai Nông Nghiệp bảo rằng, nhờ giá cả quá hấp dẫn, lại rất dễ nuôi nên thời gian gần đây rất nhiều hộ dân ở những khu vực thuộc miền núi của Quảng Nam đã chọn con dê làm hướng phát triển kinh tế chủ lực. Và, có thể khẳng định, chính lối mở này đã giúp không ít gia đình trả lại… sổ nghèo.

Wednesday, December 1, 2010

Kỹ thuật trồng lúa cạn cho năng xuất cao

* Chọn giống: Nên chọn các giống lúa mới lai tạo có năng suất cao, chịu hạn tốt như các giống LC90-5; LC90-4; LC10-4; C22... 

* Thời vụ gieo: Từ 20/5 đến 20/6 cần gieo đúng thời vụ để lúa sinh trưởng phát triển tốt.
* Làm đất: Ở miền núi canh tác trên đồi có độ dốc lớn cho nên bà con cần ngăn chia lô ra nhiều khoanh nhỏ hẹp chiều ngang và chạy dài theo đường đồng mức, đắp bờ nhỏ cao 20-30 cm rãnh 30-40 cm theo đường vành nón.
- Cày xới và cuốc đất vài lần trước khi vào thời vụ gieo hạt làm cho đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại nhất là cỏ tranh, cỏ ấu, cỏ vừng và tàn dư thực vật khác.
- Xới xáo 2 - 3 lần, rạch hàng sâu theo đường đồng mức, khoảng cách gieo hàng cách hàng 20 cm, hốc cách hốc 8 - 10 cm, mỗi hốc gieo 5-8 hạt, đảm bảo mật độ 200 cây/m2.
* Gieo hạt : Với lúa cạn gieo khi độ ẩm đất đã bảo đảm cho hạt lúa nẩy mầm (18-32 % ). Không nên để hạt giống nằm lâu trong đất gây thối hoặc chim, chuột phá hại.
- Khi gieo hạt bà con nông dân nên gieo các hàng chạy theo đường đồng mức, dễ cho việc làm cỏ và chăm sóc. Không nên gieo vãi trên mặt ruộng vì như vậy thường tốn giống hơn và gây khó khăn cho việc chăm sóc làm cỏ sau này, sau khi gieo phải phủ một lớp đất mỏng dày 0,5-1 cm. 
* Chăm sóc, bón phân:
- Sau khi gieo 20-25 ngày lúa mọc cần tiến hành dặm tỉa, nhổ cỏ bằng tay hoặc xới bằng cuốc vào những ngày nắng.
- Phân bón cho lúa cạn rất cần vì đất trồng lúa cạn thường nghèo dinh dưỡng.
- Lượng phân bón cho 1 sào lúa cạn:
Phân chuồng hoai mục 300-500kg
Đạm 6-7 kg
Lân 10-15 kg
Kali 6-8 kg
* Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 2 kg đạm + 2 kg kali trước khi gieo hạt.
- Bón thúc đẻ nhánh 2kg đạm + 2 kg kali vào giai đoạn lúa 4 lá.
- Khi lúa bắt đầu làm đòng bón nốt số phân còn lại.
- Khi bón phân thúc cho lúa có thể kết hợp làm cỏ, vun xới.
* Sâu bệnh: Lúa cạn thường bị một số sâu, bệnh phá hại. Sâu đục thân, bọ xít dài, rầy xanh đuôi đen, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ,… Bệnh vàng sinh lý, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Bà con cần kiểm tra thường xuyên nương ruộng để kịp thời xử lý.

Monday, November 29, 2010

Kỹ thuật trồng gừng và phòng trừ sâu bệnh

I. Kĩ thuật trồng gừng
1.Thời vụ gừng
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

2. Đất trồng gừng

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

3. Ươm hom giống gừng

Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).

4. Phân bón cho gừng

Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.

5. Kĩ thuật trồng gừng

- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.

6. Chăm sóc cây gừng

- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.

7. Thu hoạch gừng

Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

II. Sâu bệnh hại gừng

1. Sâu hại gừng
Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là:
Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng.

2. Bệnh hại cây gừng

Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn.

a. Bệnh cháy lá

Tác nhân gây bệnh là nấm piricularia grisea
Triệu chứng tác hại:
Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ.
Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch
- Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK
- Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.
- Phun thuốc kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Theo nồng độ khuyến cáo.

b. Bệnh thối khô củ

Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani
Triệu chứng, tác hại
Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch
- Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.
- Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

c. Bệnh thối nhũn củ

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora
Triệu chứng, tác hại:
Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.
Biện pháp phòng trừ
- Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.
- Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.
- Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran

"Hái ra tiền" trên từng mét vuông đất

Những "cánh đồng 50 triệu" đã trở nên bình thường ở Lâm Đồng, bởi bây giờ sản xuất trên một hécta đất nông nghiệp tại địa phương này có thể mang về tiền tỉ mỗi năm…



Tiền tỉ từ vườn hoa
Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Lâm Đồng.
Có thể nói, ngành hoa là một ngành NNCNC, là ngành mang lại lợi nhuận rất cao. Nếu tổ chức sản xuất tốt (dĩ nhiên theo hướng NNCNC), thật khó có cây trồng nào mà hiệu quả kinh tế lại được tính trên từng mét vuông như cây hoa.
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, Giám đốc Công ty TNHH Langbiang Farm (Đà Lạt) đưa ra dẫn chứng cụ thể: trên cây hoa lyli, mỗi năm có thể trồng được 3 vụ, bình quân 1m2 có thể trồng được 27 cây, khi thu hoạch khấu trừ các khoản đầu tư, tiền lãi bình quân đạt 1.500 đồng/cây, như vậy mỗi năm có thể lãi trên 1 tỉ đồng/ha.
Tương tự, với cây hoa cát tường, mỗi năm trồng 2,5 vụ, trên 1m2 cũng trồng 27 cây, với mức giá như năm nay sẽ lãi từ 2.000 - 3.000 đồng/cây, như vậy trên 1ha trong một năm lãi cả tỉ đồng.
Đặc biệt với cây được trồng đại trà như hoa cúc, mỗi năm trồng được 3,5 vụ, 1m2 trồng được 50 cây, tiền lời 600 đồng/cây thì mỗi năm cũng thu được tiền lãi hơn 1 tỉ đồng/ha.
Riêng hoa cúc jimba thời điểm này đang "sốt giá", bán nội địa khoảng 1.700 đồng/cành, tiền lời hơn 1.000 đồng/cành, như vậy 1ha lãi cả 1,5 tỉ đồng/năm…
Cũng từ NNCNC mà các đối tượng cá nước lạnh (cá hồi Vân, cá tầm Nga) đã mang lại hiệu quả rất cao. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện trên địa bàn có 9 doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất con giống, cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích 40ha.
Năng suất cá hồi bình quân 13,5 tấn/ha, doanh thu đạt khoảng 3-4 tỉ đồng/ha/năm; với cá tầm, doanh thu trên 1.000m2 lồng bè đạt 6-8 tỉ đồng/năm, lợi nhuận đạt khoảng 40% so với doanh thu.
Đặc biệt, với suất đầu tư nuôi ao nước chảy bình quân 3 tỉ đồng/ha và nuôi lồng bè 12 tỉ đồng/ha, đã có mô hình đầu tư nuôi cá nước lạnh ứng dụng công nghệ cao cho năng suất lên đến 60 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt 1 triệu USD.
Khó khăn bài toán vốn
Cũng theo ông Trần Huy Đường, với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mang lại thu nhập cao như vậy, thì cần phải đầu tư sản xuất thực sự. Để đầu tư được, phải cần có vốn mới phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Ngoài những vấn đề khác như quy hoạch, thị trường thì phát triển NNCNC đòi hỏi cũng phải có nhà xưởng, phải có máy móc thiết bị, phải có công nhân nông nghiệp, phải có quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn...
Tại Công ty Đà Lạt Hasfarm, mỗi ha nhà kính có giá trị đầu tư khoảng 5-7 tỉ đồng, thậm chí có công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư cả triệu USD cho 1ha nhà kính.
Nhà kính mà nông dân hay các công ty Việt Nam nhập từ nước ngoài với chất lượng chấp nhận được cũng đã không dưới 3 tỉ đồng/ha. Vì vốn đầu tư rất lớn nên người sản xuất chỉ biết “cầu viện” đến ngân hàng, nhưng để tiếp cận được vốn thì rất khó.
Ông Đường cho biết, ông đã đi gõ cửa nhiều ngân hàng nhưng chỉ được đồng ý cho vay ngắn hạn chứ không được dài hạn hay trung hạn. Vay ngắn hạn về đầu tư chưa xong thì đã phải quay lại trả nợ, như vậy ai dám vay?
Trong khi đó, theo UBND tỉnh Lâm Đồng: “Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đòi hỏi đầu tư cao về kỹ thuật và tài chính, song chưa có cơ chế phù hợp nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp và nông dân”.
Chính vì vậy, trước mắt, nhà nước cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi về tín dụng cho việc phát triển NNCNC; các ngân hàng cần có chính sách thuận lợi cho các đối tác vay vốn sản xuất, đảm bảo định suất đầu tư sản xuất theo hướng công nghệ cao…

Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng bốn tháng liên tiếp

Giá hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 10 vừa qua tiếp tục tăng tháng thứ tư liên tiếp lên mức kỷ lục 4.495 USD/tấn.

 

Tăng 2% so với tháng 9.2010 và tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009. So với đầu năm nay, giá hạt tiêu xuất khẩu đã tăng 44,12%.

Theo SGTT

Sunday, November 28, 2010

Rủ nhau trồng gừng trong bao

Đầu tư trên diện tích khoảng 3.000m2 với số vốn khoảng 5 triệu đồng cả giống lẫn phân bón, ông Ninh Xuân Đăng (ấp Tân Đồng, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) đang có cơ hội lãi vài chục triệu đồng từ trồng gừng trong bao.

Ông Ninh Xuân Đăng bên cạnh vườn gừng gần 3.000 bao sắp thu hoạch.
Ông Đăng cho hay, thời điểm đầu năm 2010, xem chương trình khuyến nông mô hình trồng gừng trong bao phát trên kênh VTV2, ông và một số người trong ấp ghi chép lại và bàn nhau làm thử. Trên mảnh đất vườn nhà bỏ trống còn khoảng gần 3.000m2, đầu tháng 4 vừa qua, ông đầu tư 3 triệu đồng mua gừng giống về ủ và chuẩn bị phân trấu lên bao.
Gừng giống mua về cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn chọn những mắt mầm khỏe sau đó đem ủ khoảng 15-20 ngày, gừng vừa nảy chồi là đem trồng vào bao. Bao dùng để trồng gừng là bao xi măng giặt sạch, cắt đôi theo chiều ngang, phía đáy đục 5-6 lỗ thoát nước. Đất trồng gừng gồm 70% đất màu, 30% phân bò hoai mục và một ít phân vô cơ (đạm, lân, kali).
Theo ông Đăng và bà con ấp Tân Đồng, kỹ thuật trồng gừng trong bao đơn giản. Cây gừng ưa sáng vừa phải nên có thể trồng dưới giàn mướp hoặc làm giàn lưới chắn nắng như trồng phong lan. 1m2 đất vườn có thể đặt khoảng 10-12 bao gừng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 lần và không cần phải chăm bón thêm cho tới khi thu hoạch (trong khoảng 7-8 tháng).
Ông Đăng tính toán, nếu không bị sâu bệnh thì 3.000 bao gừng của ông vào cuối năm có thể thu khoảng 70 triệu đồng, mỗi bao dự kiến sẽ thu được khoảng 1,5kg gừng tươi, nhân giá khoảng 30.000 đồng.
Ông Bùi Xuân Toản - cán bộ Hội ND phường Tân Thiện cho hay, mô hình trồng gừng trong bao như hộ của ông Đăng và các hộ trong ấp Tân Đông là một mô hình mới. Hội ND phường đã có liên hệ Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề nghị hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc để mở rộng mô hình trong thời gian tới. Tuy nhiên, do gừng là cây trồng mới tại địa phương nên tài liệu kỹ thuật còn sơ sài. Hội sẽ tiếp tục vận động ND mở rộng diện tích trong các năm tới.
Ông Đăng cho biết: "Giá gừng tươi, hiện khá cao từ 35.000-37.000 đồng/kg. Gần Tết, các cơ sở làm bánh mứt ngoài thị xã vào mua hết, chỉ sợ không có gừng mà bán”.

Tuesday, November 16, 2010

Trồng gừng đạt chất lượng cao

 
Trồng gừng đạt chất lượng cao
Gừng cho năng suất rất cao, có thể đạt từ 40-80 tấn/ha (năng suất bình quân 60 tấn/ha). Nếu bán gừng non (thời gian trồng là 6 tháng) thì một công (1000m2) gừng, bà con nông dân thu được khoảng 75 triệu đồng (theo giá gừng năm 2004, hiện tại giá gừng giống là 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cây gừng thường rất bị các loại bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối củ (héo vàng) đây là loại bệnh rất khó phòng và trị. Do vậy, nông dân thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này.
[http://agriviet.com]
1. Cách chọn gừng giống:
Bà con nông dân rất ít khi có gừng giống để sẵn trong nhà, thường mua gừng giống từ các địa phương khác chuyển tới nên nông dân rất dễ mua phải gừng non, gừng chưa đúng độ tuổi để dùng làm giống (thường khoảng 8 tháng) hoặc gừng trước đó đã bị nhiễm bệnh. Để xác định được gừng đã già và có thể làm giống được, cần quan sát những đặc điểm sau đây:
Khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm. Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại phát triển mạnh sau này.
2. Cách xử lý gừng giống:
Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng bệnh.
Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm (Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm bệnh dễ dàng truyền từ củ này sang củ khác, đồng thời nếu bổ đôi củ giống khi trồng sẽ dễ bị mất nước và chết). Sau khi bẻ hom gừng xong phải để 15 ngày sau mới tiến hành đem ủ, thời gian này giúp cho vết bẻ khô mặt.
3. Cách ủ hom gừng:
Hom gừng giống được ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ấm để giúp hom gừng nẩy mầm tốt, thời gian ủ thường là 15 ngày (tuỳ theo hom gừng mạnh hay yếu). Chú ý, trước khi đem hom gừng ra trồng thì cần loại bỏ ngay những hom gừng bị mềm hoặc thối, vì đã bị nhiễm bệnh và có thể lây lan ra trên toàn bộ đám gừng.
4. Cách chọn đất để trồng gừng:
Cây gừng rất kén chọn đất để trồng, rất khó phát triển trên vùng đất sét nặng, nhiễm phèn. Đối với vùng đất cát, tuy đất có ưu điểm là tơi xốp, rút nước nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên cao, nhiệt độ trong đất cũng nóng lên rất nhanh và dễ gây tổn thương cho cây gừng. Khi cây gừng bị thương thì nấm bệnh dễ dàng tấn công. Nên chọn vùng đất thịt, đất sét pha để trồng gừng.
5. Cách làm đất:
Đây là khâu rất quan trọng khi trồng gừng. Đất trồng gừng không được trồng chuyên canh, mà nên trồng luân canh hoặc xen canh với các loại cây trồng khác. Để phòng ngừa bệnh hại sau này trên cây gừng thì cần ngăn ngừa. Trước khi xuống giống nên gom và thiêu huỷ những cây bị bệnh của vụ trước đó, đất trồng nên được cày xới, phơi khô, lên liếp và bón lót vôi bột (70-120 kg/công). Có thể rải chất kích kháng, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu.
Ngoài ra, cần sử dụng thuốc vi sinh Trichoderma phun xịt lên mặt đất (theo liều hướng dẫn trên sản phẩm, sau đó cày ải đảo đất lại lần hai và tiến hành lên liếp để chuẩn bị xuống giống. Chú ý: khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh để nhẹ tưới vì vi khuẩn gây bệnh thối củ luôn có khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi các rãnh.
6. Cách bón phân:
Cây gừng là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng khá dài (từ 6 đến 8 tháng). Do vậy, khi trồng gừng, nông dân thường trồng xen với các loại cây trồng khác có thời gian sinh trưởng ngắn hơn như đậu xanh hoặc bắp. Ở giai đoạn đầu nông dân chỉ bón phân cho các loại cây trồng xen này (chứ không bón phân cho cây rừng).
Cách bón phân, thành phần và liều lượng phân bón có ảnh hưởng lớn đến tình hình bệnh hại sau này. Khi thu hoạch các cây trồng xen xong thì nông dân mới tiến hành bón phân cho cây gừng (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày tuổi). Có thể chia ra làm 5 đợt bón phân và mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 10kg/công. Đồng thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ.
Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng:
- Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm năng suất gừng. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent,… Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.
- Bệnh cháy lá: Bệnh này do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc: Carbenzim, Bavistin,…
- Bệnh thối củ: Bệnh do vi khuẩn Ervina gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với gừng. Cây gừng đang xanh tốt bổng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài bữa sau toàn bộ cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nhựa đục. Phòng trị: Đối với loại bệnh này thì việc phòng là quan trọng nhất. Quan sát khi thấy lá gừng có triệu chứng xoắn lá (đây là triệu chứng của bệnh thối củ), thì tiến hành phun các loại thuốc như: Cuproxat, Rampart, Validacin, thuốc vi sinh Trichoderma…để ngừa bệnh. Trong thuốc vi sinh Trichoderma có một loại nấm tên là Trichoderma như tên gọi của thuốc, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần một thời gian để thích hợp với môi trường trong đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng với bệnh hại.
Theo KH&ĐS

Monday, November 15, 2010

Mô hình vườn 3 tầng: Tăng thu nhập, cứu cây điều

Hiện quỹ đất trồng cây công nghiệp của tỉnh đang có xu hướng giảm dần. Để tăng diện tích cây trồng và tăng thu nhập cho người nông dân trên cùng một diện tích canh tác, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh vừa xây dựng thành công mô hình canh tác 3 tầng: Điều - ca cao - gừng. Với mô hình này, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lời khoảng 180 triệu đồng/ha/năm.
Ông Võ Đình Khánh, Phó phòng Khuyến nông, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: “Việc trồng cây ca cao, gừng trong vườn điều làm tăng năng suất cây điều, tăng trung bình 0,6 tấn/ha”. Theo ông Khánh, thời kỳ điều ra bông, kết trái là mùa khô (thời điểm tháng 12 năm nay đến tháng 2 năm sau), đây là thời kỳ cây điều rất cần cung cấp nguồn dinh dưỡng. Cho dù nguồn dinh dưỡng trong lòng đất không thiếu nhưng vì là mùa khô nên không có nước để hòa tan nguồn dinh dưỡng này, dẫn tới cây điều khó hấp thụ. Khi bà con trồng xen cây ca cao trong vườn điều, mùa khô tưới nước cho ca cao, đất trong vườn điều luôn ẩm và cây gừng cũng hưởng thụ lây. Mặt khác, việc trồng theo mô hình 3 tầng sẽ điều hòa tiểu khí hậu trong vườn, giữ cho nhiệt độ ngày - đêm trong vườn ổn định, làm cho quá trình thụ phấn hoa, kết trái của điều và ca cao đạt cao.
TRỒNG XEN CA CAO ĐỂ CỨU CÂY ĐIỀU
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, việc trồng xen cây ca cao dưới tán điều trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đem lại hiệu quả cao hơn so với trồng độc canh một loại cây và tiết kiệm được diện tích đất canh tác, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa, phục vụ cho chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Nếu trồng xen ca cao vào các vườn điều sẽ rất có lợi cho người trồng. Vì cây ca cao được hưởng bóng mát của cây điều; ngược lại, cây điều sẽ có thêm nguồn dinh dưỡng từ việc chăm sóc cho cây ca cao. Tổng thu nhập cả điều và ca cao sẽ từ 75 - 90 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với chỉ trồng chuyên canh cây điều. Ông Võ Văn Cảnh ở ấp 8, xã Đức Liễu (Bù Đăng), bằng thực tế và kinh nghiệm của chính mình, gia đình ông đã có thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm từ cây ca cao. Ông khẳng định: Nông dân ở Bình Phước hoàn toàn có thể làm giàu từ cây ca cao trồng xen dưới tán cây điều. Anh Nguyễn Khắc Thược ở ấp 2, xã Minh Hưng (Bù Đăng) cho biết: “Hiện gia đình trồng 4 ha ca cao trong vườn điều cho năng suất trung bình mỗi năm 1,8 tấn/ha. Cây ca cao trồng trong vườn điều giảm nhiều chi phí, không phải che chắn lúc cây còn nhỏ. Hơn nữa, trồng ca cao trong vườn điều tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp. Sau khi trừ chi phí, 1 ha ca cao cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm”.
Anh Thược bên mô hình vườn 3 tầng: điều - ca cao - gừng

Đánh giá của Tổ chức Roots of Peace (Mỹ) - ROP cho rằng, Bình Phước có nhiều tiềm năng thuận lợi về đất đai, khí hậu, nhiệt độ, sức gió, đặc biệt là nguồn nước để phát triển cây ca cao trong một thời gian gần. Toàn tỉnh hiện có 1.600 ha cây ca cao, đứng thứ 2 cả nước về diện tích (sau tỉnh Bến Tre). Riêng huyện Bù Đăng có hơn 1.000 ha ca cao đang cho thu hoạch với năng suất đạt 2-3 tấn/ha, tương đương 45-60 triệu đồng/ha. Điều này cho thấy, 1 ha ca cao cho giá trị kinh tế cao hơn 1ha điều và nếu trồng xen trong điều sẽ cho tổng giá trị gấp hơn 2 lần so với chỉ trồng điều. Từ những kết quả khảo nghiệm, UBND tỉnh đã thuận chủ trương cho Tổ chức ROP triển khai dự án trồng cây ca cao trên địa bàn 3 huyện (Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập), trong thời gian 2 năm (2010 - 2012) với kinh phí 7,6 tỷ đồng. Trong đó chú trọng đến diện tích ca cao trồng xen dưới tán điều, nhằm mục đích tăng tổng giá trị thu hoạch và khuyến khích nông dân giữ vườn điều.
XEN GỪNG TRONG CA CAO
Trồng gừng xen trong vườn ca cao là phương pháp sản xuất mới đang được nhiều hộ dân quan tâm. Đây là mô hình sản xuất có nhiều ưu điểm, nhằm giúp nông dân có thêm việc làm trong lúc nông nhàn và tạo thêm thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác. Cách làm này cũng giúp hạn chế một số nấm bệnh nguy hại cho cây gừng và làm sạch cỏ vườn cho ca cao, điều.
Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã xây dựng thành công mô hình trồng gừng trong bầu. Ông Khánh nói: “Gừng là loại cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, rác hữu cơ, phân chuồng... Để tạo hỗn hợp đất cho gừng sinh trưởng phát triển tốt, tận dụng tối đa những gì sẵn có, khi làm bầu cho gừng, bà con nên trộn hỗn hợp đất trong vườn kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh, rác trong vườn, rồi trộn đều (mỗi bầu khoảng 10kg, dày khoảng 15cm). Sau đó, để khoảng 3 tháng trước khi trồng gừng vào bầu, nhằm giúp hỗn hợp hoai mục”. Ông Khánh cho biết thêm, bao đựng bầu phải có đường kính khoảng 50cm, chiều dài 100cm, sau đó cắt đôi và may lại một đầu thì mỗi bao sẽ làm được 2 túi bầu. Nên tách hom gừng giống bằng tay để tránh lây nhiễm bệnh thay vì bằng dao. Mỗi hom giống dài khoảng 3 - 5cm, có ít nhất là 1 mầm...
Anh Nguyễn Khắc Thược cho biết: “Trồng gừng trong bầu có nhiều lợi thế, ít chi phí lại ít bệnh, không phải che chắn. Mỗi bầu cho thu hoạch trung bình khoảng 3,5kg. Theo giá thị trường hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi bầu lãi khoảng 50-70 ngàn đồng”, 1 ha gừng lãi khoảng hơn 90 triệu đồng. Hiện trong vườn điều xen ca cao của anh Thược còn trồng 2.000 bầu gừng và đang phát triển rất tốt. Anh Thược ước tính, 1 ha điều trồng xen hai loại cây trên, sau khi trừ mọi chi phí lãi khoảng 180 triệu đồng.

Trồng chanh bông tím cho lợi nhuận cao

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích chanh lên trên 1.000 ha tập trung tại hai huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh là Cai Lậy, Cái Bè. Chanh bông tím là giống chanh mới cho năng suất, sản lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Một số địa bàn có diện tích chanh bông tím tập trung lớn, cho sản lượng hàng hóa cao như: Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh (Cái Bè) và một số xã nằm phía Nam huyện Cai Lậy, tiếp giáp với sông Tiền.
Trong mùa khô năm nay, thời tiết nắng nóng bất thường kéo dài, nhu cầu chanh trên thị trường rất lớn nên giá chanh những ngày vừa qua tăng vọt từ 25.000 đồng đến 30.000 đ/kg là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay nên nhà vườn rất phấn khởi. Bình quân mỗi ha đất trồng chanh đạt năng suất 10 - 12 tấn/ha/năm cho bà con lợi nhuận từ 20 đến 30 triệu đồng. Đây là động lực giúp nhà vườn áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, chăm sóc phù hợp, đặc biệt là tác động cho chanh ra trái nghịch mùa, nghịch vụ để đạt giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, nhờ lợi thế các ô đê bao ngăn lũ bảo vệ cho vùng trồng cây ăn trái chuyên canh tại hai huyện Cái Bè và Cai Lậy, mở ra hướng phù hợp chung sống với lũ lụt sông Cửu Long cũng là động lực giúp nhà vườn mở rộng diện tích các cây trồng đặc sản như: xoài, chanh, cam sành. Bên cạnh đó, nhà vườn cũng quan tâm tuyển chọn cây giống tốt, sạch bệnh, chất lượng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho cây ăn trái đặc sản địa phương - mà điển hình là bà con đang chuyển đổi từ trồng giống chanh thường năng suất kém sang giống chanh bông tím tại những vùng cây ăn quả có múi tập trung.
Ngoài ra, để giúp ổn định đầu ra cho cây chanh với chất lượng tốt, tạo được tín nhiệm trong người tiêu dùng, tỉnh đã thành lập HTX trồng chuyên canh chanh tại Tân Thanh (Cái Bè). Đây là hướng đi đúng tạo mối liên kết 4 nhà vững chắc cũng như mở đường cho việc trồng, tiêu thụ nông sản sạch theo hướng hội nhập. Theo bà Nguyễn Kim Liên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cái Bè, sắp tới, chanh bông tím được coi là một trong những cây ăn quả chủ lực tại địa phương./.

Sunday, November 14, 2010

Trồng nghệ không cần vốn

Chí Tân hiện nay là một trong những xã có nghề trồng, chế biến và kinh doanh cây nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhì của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.


Lợi dụng ưu thế của vùng đất bãi phù sa màu mỡ ven sông Hồng rất phù hợp cho các cây nghệ đen, nghệ vàng phát triển, từ lâu người dân Chí Tân đã đưa loài cây dược liệu này vào gieo trồng chuyên canh như một nguồn thu chính.

Nghệ ở đây không chỉ được trồng tập trung trên đất đồng, đất bãi mà còn được trồng khắp các vườn nhà, ngõ xóm, ven đường, xen canh dưới các vườn cây ăn quả. Hầu như nhà nào cũng trồng nghệ, nhà ít 3-4 sào, nhà nhiều tới hàng mẫu, đưa diện tích nghệ toàn xã lên trên 200 mẫu, hàng năm cho sản lượng trên 2.000 tấn sản phẩm chất lượng cao, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Về Chí Tân, Cận tôi học lỏm được một số kinh nghiệm hay trong kỹ thuật canh tác cây nghệ của bà con nông dân, xin ghi lại để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

“Mượn giống”

Ông Nguyễn Văn Chớp ở thôn Nghi Xuyên, mỗi năm trồng 1,3 mẫu nghệ đen, nghệ vàng cho thu trên dưới 100 triệu đồng cho hay: trồng nghệ phải đầu tư vốn khoảng 1,5-2 triệu đồng cho 1 sào Bắc bộ, trong đó phần nhiều là tiền mua củ giống nên đây là một trong những khó khăn không nhỏ đối với những gia đình mới trồng hoặc vốn mỏng. Tuy nhiên, cây nghệ có nét độc đáo là sau trồng 3 tháng, tức tháng 6 hàng năm, khi cây nghệ đã sinh trưởng phát triển ổn định mà chất lượng củ giống vẫn không hề suy giảm nên bà con có thể tiến hành moi đất thu hồi củ giống (củ vốn) làm thương phẩm và lại tiếp tục vùi đất, chăm sóc bình thường.

Biện pháp kỹ thuật này không những không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nghệ mà còn có tác dụng kích thích, thúc đẩy cho cây nghệ lớn nhanh hơn, cho nhiều củ hơn, năng suất cao hơn, chất lượng củ tốt hơn. Các củ giống sau khi thu hồi vẫn đảm bảo chất lượng, bán được giá cao hơn nghệ chính vụ vì là “nghệ trái vụ”, như vậy trồng nghệ coi như không phải đầu tư giống, bà con ở đây thường gọi cách làm này là “mượn giống”. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý bà con không được xử lý củ giống bằng thuốc hóa học hoặc các chất kích thích sinh trưởng trước khi trồng để tránh ngộ độc cho người sử dụng hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu.

Trồng xen

Do củ nghệ giống có thời gian ngủ nghỉ khá dài, thường nằm trong đất từ 35-45 ngày sau mới mọc lên khỏi mặt đất, tranh thủ thời gian này bà con thường gieo xen canh thêm một vụ lạc xuân vừa để che phủ, giữ ẩm cho đất, vừa để tăng thêm thu nhập với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Làm đất, gieo lạc trước xuống giống nghệ khoảng 20-25 ngày (xung quanh tiết Lập xuân), sang tháng 3 trồng nghệ vào giữa 2 hàng lạc. Khi thu hoạch lạc (tháng 5, tháng 6) tiến hành chăm sóc nghệ và moi lấy củ giống đem tiêu thụ. Với cách làm này, mặc dù trồng xen nhưng năng suất lạc vẫn đạt từ 18 đến 20 tạ/sào (80% so với năng suất trồng thuần), đủ chi phí vật tư cho chăm sóc tiếp cây nghệ cho đến cuối năm hoặc đầu năm sau.

Kỹ thuật trồng nghệ





1. Làm đất.

Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước. Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước. Đất được cày bừa kỹ, phơi ải, làm sạch cỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,0 - 1,2 m. Bón 20 - 25 tấn phân chuồng, 300 - 400 kg super lân cho 1 ha. Lượng phân này có thể bón rải, trộn đều vào đất, nhưng cũng có thể bón vào rãnh cho tiết kiệm.

2. Trồng nghệ.

Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, ta tách các nhánh ra, mỗi nhánh trồng 1 hốc. Đất xẻ rãnh, bón phân theo rãnh nếu đủ công lao động, lấp một lớp đất 2 - 5 cm, đặt củ nghệ lên trên với khoảng cách 20 - 25 cm một củ, hàng cách hàng 30 - 35 cm, nếu đất tốt có thể trồng thưa hơn một chút. Lấp đất xong, phủ luống bằng rơm rạ, tưới nước cho đủ ẩm. Sau 5 - 7 ngày mầm nghệ sẽ mọc lên. Mầm nghệ mọc khoẻ nên không cần lấy lớp rơm rạ phủ luống đi. Kiểm tra, nếu hốc nào nghệ không lên nên trồng dặm cho kịp để nghệ phát triển đồng đều.

3. Chăm sóc.

Nghệ trồng để lấy củ, không cần lấy lá. Vì vậy chú ý không để lá phát triển quá tốt. Nếu nghệ trồng một vài luống nhỏ quanh nhà thì cây tốt lá là bình thường, nếu nghệ trồng trên diện tích rộng, cây tốt lá sẽ cho củ nhỏ. Vì vậy, sau khi nghệ mọc, lá phát triển vàng nhạt, lá mượt thì không cần bón thúc đạm. Nhưng sau 20 - 25 ngày, nghệ đã được 5 - 6 lá thì cần bón thúc kali, (tro bếp), bánh dầu và vun gốc để củ phát triển được thuận lợi. trong trường hợp nghệ tốt lá sớm, cần hãm lại bằng cách ngắt bớt một số lá gốc, chỉ bón thúc tro bếp hay kali, giảm bớt số lần tưới để cho đất đủ ẩm thôi, cây sẽ đanh lại. Sau đó tưới nước đủ ẩm rồi vun gốc, xới xáo cho tơi xốp.

4. Thu hoạch, bảo quản.

Thường nghệ trồng vào vụ Đông - Xuân, tháng 11 - 12 (miền Nam), ở miền Bắc có thể trồng muộn hơn, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch.

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống.



(Nguồn: Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, 2000, tr.53-55)

Kỹ thuật trồng



(ai muốn trồng để bán hay làm thuốc bán)

* Bón phân lót: trước khi xới đất tác cuối, tiến hành rãi 2 tấn phân hữu cơ, toàn bộ Super lân và 5 kg Kali đều khắp mặt ruộng rồi xới trộn cho đều, sau đó lên líp.

* Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với liếp đôi, hoặc 70-20 cm đối với liếp đơn.

- Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên liếp rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.

- Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt liếp rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.

- Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 cm thì liếp rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo liếp, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.

Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa liếp đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành liếp đơn như giồng khoai lang.

* Cách đặt hom giống: đào hốc sâu 10 cm, bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 2 kg/1.000 m2, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm dầy giữ ẩm..

Chăm sóc:

* Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn,

* Bón phân: tổng lượng phân cần dùng cho 1.000 m2: Urea 50 kg, Super lân 100 kg (bón lót toàn bộ), Kali 10 kg (bón lót 5 kg).

Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một muỗng canh ure vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng 5 kg ure rãi cách gốc 10 cm. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất.

Kali còn lại bón rãi vào 90 ngày sau khi trồng.

Vun gốc: tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

* Làm cỏ xới gốc: cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất

* Trồng xen: việc trồng xen trên ruộng nghệ vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và thúc bách chúng ta tưới nước cho nghệ

Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Giàu từ trồng gừng

Gừng là một gia vị không thể thiếu trong những ngày Tết và được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Chính vì vậy những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ở TPHCM ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Ông Trần Văn Đi (ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM) là một trong những người tiên phong, khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa kém năng suất sang trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đi cho biết: Một hôm ông xem truyền hình thấy giới thiệu về mô hình trồng gừng rất hiệu quả. Đêm nằm ngủ cứ trằn trọc mãi. Sáng hôm sau, ông lặn lội xuống tận tỉnh Tiền Giang, học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng. Lúc đầu ông trồng thử 100m2, sau 8 tháng ông đã thu hoạch được lứa đầu, bán với giá 12.000đ/kg. Ông nhẩm tính nếu giá gừngtrồng gừng so với trồng lúa lời gấp 3 – 4 lần, không phải chân lấm tay bùn. Vụ sau ông trồng tăng diện tích lên 1.000m2; một năm sau ông trồng diện tích lên 3.000m2. tươi cứ đứng vững như vậy thì
Ông Đi cho hay: Khâu chọn gừng để làm giống rất quan trọng, chọn giống gừng tàu lá già, củ to, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh. Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt. Muốn cho gừng mọc mầm đồng đều cần ủ gừng trước, không nên dùng dao, mà phải dùng tay để tách nhánh, khi tách xong nhúng qua dung dịch Topsin hay Dithane với liều lượng 200g pha loãng với 50 lít nước, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Một tuần sau tiến hành ủ, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm, sau đó xếp gừng thành đống cao 20 – 30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước đủ ẩm, không quá khô, không quá ướt. Nếu khô gừng sẽ khó nảy mầm, nếu ướt quá gừng dễ bị thối. Thời gian ủ khoảng 10 – 15 ngày gừng nảy mầm hết mang ra ruộng trồng.
Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước, nhưng không chịu được úng cần lên liếp, nếu ruộng cao không bị úng vào mùa mưa thì không cần lên liếp. Lên liếp ngang 1,2m; dài tuỳ theo khổ đất, cao 20 - 30cm, mặt liếp làm đất nhỏ san thật bằng phẳng để rễ gừng phát triển tốt. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân. Nếu không có phân chuồng thì bón phân hữu cơ khác để thay thế. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm. Sau này vun gốc sẽ lấy đất ở giữa vun sang hai bên giống vun gốc khoai lang.
Cùng với cách chăm sóc như vậy, anh Trần Văn Khả người cùng ấp nhờ trồng gừng mấy năm vừa rồi trúng mùa, được giá, anh đã xây được nhà khang trang. Bà Trần Thị Mới, ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, tươi cười kể: Trồng gừng cũng dễ trồng, so với trồng lúa khoẻ re, không phải chân lấm tay bùn, giá cả lại cao, cứ gần Tết mối tới tận nhà cân, mình không phải đi chợ… Nhờ trồng gừng nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Cách đặt hom: Bới hốc sâu 10cm rồi rắc basudin, liều lượng 2kg cho 1.000m2 để kiến khỏi ăn. Bằm đất thật nhuyễn, đặt hom giống xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới đẫm, sau phủ một lớp rơm dày để giữ ẩm. Chăm sóc: Trồng xong ngày tưới 1 – 2 lần, trời mưa không cần tưới. Lưu ý không để gừng bị khô quá nếu bị khô gừng kém phát triển và kéo dài thời gian sinh trưởng. Bón phân: Lượng phân cần cho 1.000m2 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày. Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Mỗi tháng xới đất làm cỏ 1 lần. Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây. Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc. (Cần chú ý kiểm tra cây gừng khi nào thấy củ trồi lên lại tiến hành vun gốc).
Ông Đi bộc bạch: Nếu chăm sóc tốt 1 sào đạt năng suất từ 4 – 5 tấn củ, với giá bán gừng hiện nay từ 17.000 – 18.000đ/kg, thì một sào ông đi thu được 68 triệu, trừ chi phí giống + phân = 18 triệu, còn lời được 50 triệu.

Kỹ thuật trồng gừng

1. Thời vụ trồng gừng
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.
2. Đất trồng gừng
Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.
3. Ươm hom giống gừng
Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
(Ảnh: uni-graz.at)
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).
4. Phân bón cho gừng
Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.
5. Kĩ thuật trồng gừng
- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.
6. Chăm sóc cây gừng
- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.
7. Thu hoạch gừng
Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

Thursday, November 11, 2010

Thần nông xứ dừa

Bằng khen Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, giải nhì cuộc thi “sáng tạo kỹ thuật nhà nông” toàn quốc lần thứ 3, được Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam chứng nhận điển hình sáng tạo Việt Nam, đạt giải “Sao thần nông” năm 2009…, đó là thành tích đáng nể của ông Lê Văn Hoa (Hai Hoa), ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
 
Kiện tướng bưởi da xanh
Đã bước qua tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Hai Hoa vẫn còn rất khỏe mạnh. Kể về những ngày đầu khó khăn, vất vả, ông được cha mẹ cho mảnh vườn diện tích 5.000m2. Khu vườn này trồng các loại cây như quýt, cam, chanh... nhưng do cây đã già cỗi, lại chưa có được những kinh nghiệm chăm sóc cần thiết nên năng suất rất thấp. Quyết tâm phải tìm một hướng đi mang tính bền vững, cây trồng phải cho năng suất cao, chất lượng tốt, năm 1998 ông Hoa đã mạnh dạn phá bỏ vườn cây, chuyển đổi sang trồng giống bưởi da xanh ruột hồng.
Năm 2001, cây bắt đầu cho trái. Qua các đợt thu hoạch, ông Hai Hoa nhận thấy có sự khác biệt về mẫu mã, kích cỡ, chất lượng và có dấu hiệu suy giảm giữa các đợt trái. Sau những ngày miệt mài quan sát, so sánh, ghi chép, theo dõi diễn biến tăng trưởng của cây bưởi, ông Hai Hoa đã đưa ra kết luận, vị trí trái bưởi từ các nhánh nhện trong thân có tính ưu việt vượt trội so với các trái ngoài cành. Các trái nơi đây có mẫu mã đẹp, kích cỡ hợp lý, chất lượng tốt; quá trình mang trái cây vẫn tạo ra nhánh nhện mới, hình thái cây không có dấu hiệu suy kiệt, thời gian thu hoạch ngắn.
Chính vì thế, ông Hai thí điểm tỉa bỏ hết các trái ngoài cành, giữ lại những trái trên nhánh nhện; kết quả thu hoạch đạt chất lượng tốt, tuy nhiên số lượng chưa cao. Tiếp tục nghiên cứu khắc phục tình trạng trên, ông Hai áp dụng giải pháp xử lý ra hoa trên nhánh nhện theo 2 nhóm: nhóm 1 phun thuốc kích thích ra hoa, nhóm 2 tỉa bỏ lá. Kết quả nhóm 1 thời gian dài, tỷ lệ ra hoa từ 60 – 70%, nhóm 2 thời gian ngắn, tỷ lệ ra hoa đạt 100%.
Kết quả vượt trội của nhóm 2 đã mở ra bước ngoặc cho nghề làm vườn của gia đình ông Hai. Với sáng kiến điều chỉnh vị trí ra hoa, đậu trái trên cây bưởi da xanh theo ý muốn, ông Hai Hoa đã được Sở KH- CN tỉnh Bến Tre tặng Giấy khen năm 2005, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen trong cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” toàn quốc lần thứ nhất năm 2004 – 2005.
Không dừng lại ở đó, ông Hai tiếp tục gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp với sáng kiến “chụp lưới lên chùm hoa” giúp bưởi da xanh không hạt. Giống bưởi da xanh vốn chất lượng ngon và không hạt. Tuy nhiên, do đặc điểm thụ phấn chéo với các cây có múi có hạt ở các vườn lân cận nên bưởi có hạt làm giảm chất lượng, uy tín.
Tìm tòi nghiên cứu học hỏi, áp dụng thí nghiệm trực tiếp trên cây bưởi của khu vườn, ông Hai đã xử lý thành công bưởi không hạt bằng kỹ thuật rất đơn giản: Khi chùm hoa bưởi ra có nụ trắng khoảng 3 ngày, dùng lồng kẽm chụp lên chùm hoa, lấy mảnh lưới bao quanh ngoài lồng kẽm, dùng dây cố định; trong vòng 24 giờ quan sát chùm hoa trở thành trái non thì tháo lưới và lồng kẽm.
Thân thiện mận An Phước 
Mận An Phước là giống mận quý, có năng suất và chất lượng cao, được bà con nông dân lựa chọn và phổ biến rộng rãi bởi mẫu mã trái to, vỏ có màu đỏ hồng bóng đẹp, trái không hạt, thịt giòn, ngọt, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chăm sóc, bảo vệ trái không phải là việc đơn giản. Trái mận có vỏ mỏng, ngọt nên rất dễ bị sâu, ruồi tấn công.
Vươn lên từ gian khó, mò mẫn tìm hướng đi, ông Hai Hoa thấu hiểu nỗi vất vả người nông dân. Ông luôn tâm huyết một điều là làm sao có thể mang hết những kinh nghiệm làm vườn của mình truyền đạt rộng rãi đến người nông dân. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn, học hỏi kinh nghiệm, có thể liên hệ theo địa chỉ: Lê Văn Hoa, ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; số điện thoại: 0987169014.
Để bảo vệ trái người nông dân thường áp dụng phun xịt thuốc trừ sâu với liều lượng và tần suất cao. Điều này làm phát sinh trường hợp sâu, ruồi kháng thuốc, bắt buộc người nông dân phải tăng liều lượng, tần suất (cách khoảng 5 – 7 ngày phải phun xịt thuốc trừ sâu ít nhất 1 lần) gây ô nhiễm môi trường và sự e ngại của người tiêu dùng. Trăn trở cùng với người nông dân, quan sát và thực nghiệm trên cây mận, ông Hai đã đưa ra kỹ thuật “bao trái mận” nâng cao năng suất, chất lượng theo hướng an toàn hiệu quả.
Khi cây ra hoa tuyển chọn những chùm có ưu thế giữ lại khoảng 50%. Hoa mận nở khoảng 3 – 4 ngày thì phun xịt thuốc trừ sâu, trị nấm 1 lần lên toàn thân và tán lá; từ 5 – 7 ngày quan sát hoa nở rụng râu và chạy nụ trái, dùng túi nilon trắng (cắt bỏ phần đáy), kích thước 30 x 40 cm cố định bao trùm trái theo hướng thẳng xuống. Trong quá trình bao trái, quan sát có đợt lá non phun ít thuốc trừ sâu bảo vệ lá để quang hợp, bảo vệ cây và tạo sức nuôi trái tốt.
Phương pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Sẵn sàng giúp người khác làm giàu
Anh Lê Văn Quang ở xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre cách đây 5 năm đã tìm đến ông Hai mua cây bưởi giống và được ông tư vấn kỹ thuật chăm sóc. Đến nay vườn cây của anh Quang đã sum suê trĩu quả, kinh tế gia đình phát triển. Anh cho biết: “Tôi thật sự bất ngờ khi tiếp xúc với chú Hai, một người nổi tiếng nhưng rất gần gũi, chất phác, nhiệt tình truyền đạt hết tất cả những kinh nghiệm biết được. Lần này quay lại đây tôi lại tiếp tục được học hỏi thêm nhiều sáng kiến độc đáo của chú”.
Anh Quang chỉ là một trong hàng trăm người nông dân được ông Hai Hoa tư vấn kỹ thuật. Bất cứ tổ chức hay cá nhân, lúc nào, ở đâu nếu có nhu cầu ông đều sẵn sàng đến tận nơi hướng dẫn, tư vấn "cầm tay chỉ việc" cho đến khi nào người nông dân làm được mới thôi.

Wednesday, November 10, 2010

Heo rừng, nhím, thu 1 tỷ/năm

Dưỡng Mập là cái tên thường gọi thân mật của Lầu Si Nịp, một chủ trang trại nuôi heo rừng lai và nhím ở thôn 5, xã Bình Long, Phước Long (Bình Phước). Từ việc nuôi heo rừng và nuôi nhím đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh 1 tỷ đồng/năm. 
Anh Dưỡng (người đi đầu) đang dẫn khách tham quan trang trại nuôi nhím của mình
Thuần dưỡng thú rừng
Hằng ngày phải chứng kiến cảnh heo rừng bị săn bắt và có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ về heo rừng lại ngày càng tăng, tại sao không thuần dưỡng và nuôi heo rừng theo hướng kinh doanh, anh Dưỡng đã tìm mua được 6 con heo rừng con gốc (5 cái, 1 đực) từ các thợ săn về nuôi. Sau một thời gian, các con heo rừng đã quen với môi trường sống mới, nhưng có một điều khó khăn là chúng không chịu giao phối với nhau dù anh đã thử nhiều cách.
 “Lúc đầu thấy nản quá nên tôi định bỏ luôn”, anh Dưỡng nói. Nhưng với quyết tâm làm cho bằng được, anh thử cho heo cái đồng bào (giống heo sóc của đồng bào dân tộc thiểu số) vào sống với heo rừng đực gốc, thì chúng lại chịu “gần” nhau và cho ra đời những con heo rừng lai thế hệ F1. Nhưng mỗi lứa heo chỉ đẻ được vài con nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều lần tìm kiếm thông tin, anh nhận thấy giống heo nái Móng Cái có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa sinh sản từ 10 -15 con, vậy là anh cho heo rừng đực thuần lai với heo nái Móng Cái.
Không ngờ thành công ngoài mong đợi. Hằng năm heo nái Móng Cái sinh sản đều đặn 2 lứa, mỗi lứa từ 10 - 12 con. Cứ thế, từ thế hệ F1 anh đem phối giống với heo rừng đực gốc để cho ra đời thế hệ lai F2, F3 rồi cuối cùng F4. Vốn là người ham học hỏi, không dừng lại ở đó, Dưỡng Mập còn rất thành công với việc thuần dưỡng nhím. Từ cặp nhím anh mua của thợ săn, lúc đầu chỉ để “làm cảnh”, nhưng thấy nhím cũng dễ nuôi, thị trường có nhu cầu cao, anh Dưỡng đã đầu tư nuôi, đến nay anh có hơn 170 con nhím, trong đó 80 cặp nhím đang tuổi sinh sản.
Hiệu quả kinh tế cao
Hiện nay anh Dưỡng bán heo thịt thì thường khoảng 30-60kg/con, còn heo giống thường khoảng 10-15kg/con. Về giá cả, heo thịt có giá từ 60.000 - 90.000 đồng/kg, heo giống từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg. Chất lượng thịt heo tùy theo thế hệ, như thế hệ F1, F2 có máu heo rừng gốc là 50% và 75%, còn F3 và F4 tương ứng trên dưới 90%. Thịt heo rừng lai ít mỡ, thơm ngon nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
 Ngoài cung cấp heo thịt, anh còn cung cấp heo giống cho thị trường trong cả nước. Mặc dù, tổng đàn heo lúc nào cũng trên 300 con, lúc cao điểm có trên 500 con nhưng vẫn không đủ hàng để bán. Còn về nuôi nhím, theo anh Dưỡng, nếu cung cấp thức ăn đầy đủ, một năm nhím sinh sản đều đặn 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Nhím sau một năm nuôi có thể đạt 10-12 kg/con, trọng lượng tối đa một con khoảng 17 kg.
Hiện nay, theo giá thị trường một cặp nhím giống mới tách đàn là 8 - 12 triệu đồng. Còn về nhím thịt, nếu nuôi tốt thì trong 6 tháng có thể đạt 6kg/con và có giá 450.000 đồng/kg hơi. Theo tính toán của anh Dưỡng thì lợi nhuận từ việc nuôi heo và nuôi nhím hàng năm của gia đình anh không dưới 1 tỷ đồng.
Nuôi không khó
Theo Dưỡng Mập, vốn là động vật hoang dã nên thức ăn cho heo và nhím cũng đơn giản, chủ yếu là củ mì, khoai lang, chuối, cỏ voi, các loại rau, bầu, bí, dưa hấu, cám gia súc... Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh Dưỡng Mập chỉ rõ từng khu riêng biệt được xây dựng một cách bài bản.
Heo rừng được nuôi trong 4 tiểu khu cho từng thời kỳ khác nhau: khu sinh sản, khu cho heo mới tách bầy, heo hậu bị và khu nuôi heo thịt. Tất cả heo ở đây được bấm tai đánh số hẳn hoi. Riêng với heo thịt thì nuôi theo hình thức bán chăn thả, xung quanh bao bọc bằng lưới B40, trong chuồng trồng các loài cây xanh để tạo bóng mát vì heo rất sợ nắng và rét.
Chuồng nuôi nhím, mỗi chuồng chỉ có diện tích 0,8 x 1,5 m để nuôi riêng từng cặp bố mẹ. Mặc dù heo rừng và nhím có sức đề kháng cao, nhưng nếu cho ăn thức ăn ôi, thiu và dính nước mưa thì chúng dễ bị bệnh tiêu chảy. Về chuồng trại cần phải thông thoáng, cần giữ vệ sinh tốt, hàng ngày phải quét dọn. Anh cho biết thêm, tuy việc nuôi heo rừng và nhím có tốn kém vì chi phí đầu tư ban đầu, nhanh thu hồi vốn, kỹ thuật nuôi cũng đơn giản vì vậy ai cũng nuôi được.